Điều trị suy giảm tĩnh mạch

Trong cuộc sống bận rộn, nhiều áp lực cơ thể chúng ta phải đối diện với rất nhiều những căn bệnh nguy hiểm. Một trong số đó là bệnh suy giãn tĩnh mạch, đây là bệnh không có dấu hiệu rõ ràng hay được nhận biết quá sớm, nhưng lại âm thầm để lại những biến chứng khó lường. Suy giãn tĩnh mạch sẽ trở nên thật sự đáng lo ngại nếu như người bệnh không biết và không có phương thức điều trị phù hợp.

Ngày nay với sự phát triển của khoa học, công nghệ và y học thì bệnh suy giãn tĩnh mạch cũng không phải là quá bệnh quá nguy hiểm. Bạn có thể điều trị suy giãn tĩnh mạch với các phương thức hiệu quả khác nhau. Vậy nên nếu phát hiện mình bị suy giãn tĩnh mạch thì bạn nên thăm khám bác sĩ và tìm ra phương thức phù hợp. Hiểu về suy giãn tĩnh mạch và phương thức điều trị suy giãn tĩnh mạch thẩm mỹ cũng là một trong những bí kíp giúp bạn có cái nhìn tổng quan cũng như lựa chọn được phương thức điều trị tối ưu nhất.

Suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy giãn tĩnh mạch là cụm từ có lẽ đã quá quen thuộc với mỗi người hiện nay. Với mức độ phát triển của xã hội, cùng một cuộc sống thiếu vận động, hay lo lắng, béo phì, thừa cân thì căn bệnh suy giãn tĩnh mạch ngày càng có tỉ lệ tăng nhanh về cả diện và số lượng.

Về cơ bản suy giãn tĩnh mạch là hiện tượng các tĩnh mạch có dấu hiệu sưng phồng lên và ở giai đoạn sớm các biểu hiện sẽ thể hiện qua da. Các mạch máu – tĩnh mạch có màu xanh, tím, nổi lên trên da có thể là một đường ngoằn ngoèo, nhỏ, hoặc những đường uốn lượn, kích thước to hoặc nhỏ. Kèm theo đó là hiện tượng đau mỏi, phát ban, da đỏ, da bị loét. Theo thời gian nếu suy giãn tĩnh mạch không được điều trị thì sẽ gây ra rất nhiều những hệ lụy nghiêm trọng. 

Theo nghiên cứu khoa học động mạch có nhiệm vụ vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan trong cơ thể và tĩnh mạch làm nhiệm vụ vận chuyển máu ít oxy trở về tim. Vậy nên tất cả những bệnh liên quan đến sự hoạt động của động mạch hay tĩnh mạch đều có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh nghiệm trọng về tim mạch, thần kinh và toàn bộ cơ thể.

Suy giãn tĩnh mạch

Nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch.

Trong cơ thể, tĩnh mạch được chia thành 3 loại chính: Tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xuyên. Trong đó tĩnh mạch nông là tĩnh mạch nằm ở gần bề mặt da trên cơ thể nhất và suy giãn tĩnh mạch thường xuất phát từ tĩnh mạch nông. Nguyên nhân của bệnh suy giãn tĩnh mạch theo các nghiên cứu y học cho thấy là đến từ việc áp lực máu quá cao bên trong các tĩnh mạch, thường là ở bộ phận chân dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch.

Về các nguyên nhân gây ra việc áp lực máu quá cao bên trong các tĩnh mạch được cho là đến từ tiền sử gia đình, thừa cân, béo phì, ít tập thể dục, hút thuốc, huyết khối tĩnh mạch sâu, hay việc đứng quá lâu, ngồi quá lâu cũng gây ra hiện tượng suy giãn tĩnh mạch.

Trong số các nguyên nhân chính dẫn đến việc suy giãn tĩnh mạch thì việc béo phì, ít vận động, ngồi hoặc đứng quá nhiều được cho là nguyên nhân chính. Tĩnh mạch làm nhiệm vụ chính là đưa máu ít oxy về tim, khi bạn hoạt động, đi lại thì tĩnh mạch có thể hoạt động tốt, lượng máu bơm về tim đều đặn và lưu thông. Tuy nhiên khi bạn ngồi hoặc đứng quá lâu thì máu trong tĩnh mạch bị dồn lại và từ đó tạo ra áp lực trong tĩnh mạch. Nếu hiện tượng này kéo dài trong thời gian dài thì sẽ dẫn đến hiện tượng suy giãn tĩnh mạch.

Suy giãn tĩnh mạch

Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh có những triệu chứng khá rõ nếu bạn là người tinh tế, quan tâm đến những dấu hiệu bất thường trên cơ thể. Thông thường sẽ có những triệu chứng cơ bản như: chân nặng, đau mỏi, buồn bằn, tê chân, chuột rút, các búi tĩnh mạch xuất hiện ở trên da, da chân bị đổi màu, có thể là loét da. Trong trường hợp suy giãn tĩnh mạch biến chuyển nặng thì sẽ xuất hiện những dấu hiệu nghiêm trong như chân sưng phồng rộp và đau, đột ngột, suy tim…

Các giai đoạn tiến triển cùng triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chi dưới (chân):

  • Giai đoạn 1:

Triệu chứng khá nhẹ, có thể nhận thấy bởi sự giãn nhẹ ở dưới chân, tĩnh mạch bị giãn có hình mạng lưới nổi trên da.

  • Giai đoạn 2:

Tĩnh mạch bị giãn sẽ có triệu chứng giãn nở hơn, và nổi rõ hơn, theo hình ngoằn ngoèo bên dưới làn da.

  • Giai đoạn 3:

Xuất hiện thêm triệu chứng phù chân.

  • Giai đoạn 4:

Phù chân xuất hiện nặng hơn, làn da có sự chuyển màu đặc biệt là bộ phận cẳng chân, cổ chân.

  • Giai đoạn 5: 

Xuất hiện thêm triệu chứng loạn lưỡng da, loét da chân, hình thành sẹo.

  • Giai đoạn 6:

Đây là giai đoạn bệnh khá nặng, các dấu hiệu như loạn lưỡng da, vết loét bị loét thêm và trở nặng hơn. 

Suy giãn tĩnh mạch

Các phương thức loại bỏ suy giãn tĩnh mạch.

Trên thực tế bệnh suy giãn tĩnh mạch thường không được người bệnh chú trọng chữa trị, chỉ khi bệnh có các biểu hiện nặng hơn và có những biến chứng nguy hiểm hơn thì nhiều người mới bắt đầu chữa trị. Khi đó bệnh sẽ lâu khỏi hơn và dễ để lại những di chứng khó lường hơn. Vậy nên khi có những biểu hiện mới của suy giãn tĩnh mạch, bạn nên đi kiểm tra và có những phương thức điều trị phù hợp.

Hiện nay có các phương thức điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Có thể kể đến một số phương pháp điều trị phổ biến:

  • Phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng vớ y tế và thuốc: Đây là phương thức điều trị cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch giai đoạn sớm. Tất y khoa, thun cuộn, hay máy áp lực sẽ được sử dụng.
  • Phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng thuốc: Các loại thuốc chống đông, giảm đau, kháng viêm, kháng sinh, làm tan máu cục, làm bền thành mạch…
  • Phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng vật lý trị liệu.
  • Phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng laser : Đây là hình thức điều trị sử dụng nhiệt từ ánh sáng laser. Các sợi laser sẽ được luồn vào lòng tĩnh mạch nơi đang có hiện tượng suy giãn tĩnh mạch. Từ đó sẽ làm xẹp tĩnh mạch và loại bỏ hiện tượng suy giãn tĩnh mạch.
  • Phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng laser nội tĩnh mạch: Đây là phương thức dành cho những bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch thể nặng. Ưu điểm của tất cả các hình thức chữa suy giãn tĩnh mạch bằng laser đó là nhanh chóng, ít biến chứng, ít xâm lấn, thời gian hồi phục nhanh, tỉ lệ thành công cao, tính thẩm mỹ ấn tượng, không để lại sẹo. Vậy nên hiện nay việc điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng laser thẩm mỹ luôn là lựa chọn tối ưu của rất nhiều người.

Suy giãn tĩnh mạch

Những lưu ý để tránh gặp phải các biến chứng của suy giãn tĩnh mạch.

Người bệnh suy giãn tĩnh mạch nếu không điều trị tốt sẽ rất dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Vậy nên để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm thì bạn nên lưu ý đến những điều cần thiết sau:

  • Cần phải lựa chọn được phương thức điều trị suy giãn tĩnh mạch phù hợp và hiệu quả. 
  • Nên thăm khám và theo dõi định kỳ, tái khám theo lịch sau khi thực hiện phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch.
  • Cần có những phương pháp điều trị phù hợp với từng giai đoạn tiến triển của bệnh.
  • Cần chú ý đến thói quen sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi. Không nên đứng quá lâu hoặc ngồi quá lâu trong cùng một tư thế.
  • Chú ý vận động nhẹ nhàng, hoặc duỗi chân, thay đổi tư thế khi ngồi máy bay, điều khiển ô tô trong thời gian dài.
  • Nên uống nhiều nước và tăng cường các dưỡng chất cần thiết có lợi cho người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch.
  • Nên giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể, giảm béo khi có hiện tượng tích tụ mỡ trong cơ thể. 
  • Cần dùng thuốc một cách khoa học và theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Không nên ngâm chân nước nóng để tránh làm tình trạng suy giãn tĩnh mạch trở nên trầm trọng hơn.

Suy giãn tĩnh mạch

Những cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch thường khó có thể chữa khỏi và được coi là bệnh mãn tính nếu như bạn mắc bệnh trong một thời gian dài. Khi điều trị đúng phương pháp và kịp thời thì người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch vẫn có thể sinh hoạt, làm việc bình thường. Có những phương thức để có thể phòng ngừa được bệnh suy giãn tĩnh mạch mà bạn nên biết.

  • Lên kế hoạch giảm cân, giảm béo khi có hiện tượng béo phì, thừa cân.
  • Lên kế hoạch tập thể dục đều đặn ngay từ hôm nay.
  • Thực hiện thói quen sống lành mạnh cùng chế độ ăn uống hợp lý.
  • Nếu phải đứng lâu hoặc ngồi nhiều vì đặc thù công việc thì bạn nên cố gắng ngồi xuống, hoặc đứng lên cứ mỗi 30 phút một lần để máu trong tĩnh mạch được lưu thông.
  • Hãy tập một môn thể thao nhẹ nhàng, theo như nghiên cứu thì bơi lội sẽ giúp ích ngăn ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch khá tốt.
  • Luôn cố gắng tạo tư thế ngồi thoải mái, và khoa học nhất khi đi máy bay, ô tô, tàu…

Suy giãn tĩnh mạch

Dịch vụ loại bỏ suy giãn tĩnh mạch uy tín, nổi tiếng tại viện thẩm mỹ Marina.

Là phương thức ra đời không quá sớm tuy nhiên điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng Laser thẩm mỹ đang thể hiện sự vượt trội và hiệu quả ấn tượng đối với rất nhiều người. Đây là hình thức điều trị bằng các tia Laser giúp giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Giúp kiểm soát các biến chứng do bệnh suy giãn tĩnh mạch gây nên, đồng thời đây được cho là phương thức điều trị có nhiều ưu điểm nhất, giúp giải quyết các nhược điểm đang tồn tại trong các phương thức điều trị suy giãn tĩnh mạch truyền thống. Có thể kể đến như: Không đau, không xâm lấn, ít biến chứng, tính thẩm mỹ cao, tỉ lệ thành công lý tưởng, có thể điều trị ngoại trú và không cần phải nghỉ phục hồi quá lâu.

Suy giãn tĩnh mạch

Viện thẩm mỹ quốc tế hoàng gia Marina là một trong những đơn vị tiên phong đi đầu trong lĩnh vực làm đẹp thẩm mỹ, điều trị suy giãn tĩnh mạch thẩm mỹ bằng các phương thức độc quyền, cao cấp và hiệu quả. Đến với viện thẩm mỹ Marina bạn không chỉ được điều trị một cách triệt để các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch bằng các phương thức hiện đại, tân tiến nhất. Mà còn loại bỏ những âu lo về vấn đề đau đớn, mất thẩm mỹ, tốn thời gian. Đặc biệt chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch thẩm mỹ tại viện thẩm mỹ Marina luôn ở mức phù hợp nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay mong muốn nào liên quan đến điều trị suy giãn tĩnh mạch thẩm mỹ, chuyên nghiệp, uy tín thì có thể liên hệ tới Viện thẩm mỹ quốc tế hoàng gia Marina. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí và đồng hành cùng quý khách hàng trên hành trình điều trị, loại bỏ âu lo và giữ gìn nét đẹp hoàn hảo.